Suốt cả cuộc đời của ông hầu như giành trọn trái tim cho Việt nam. Ông là người bạn lớn của nhân dân Việt Nam, là người bạn thân thiết quen biết của tôi trong thời gian ngắn ngủi (2008 – 2013). Ông thường đến với người Việt Nam từ sáng sớm hàng ngày, hàng tuần. Đến TTTM Sapa, ông vào phòng tôi, vì tôi cũng đến rất sớm với ấm trà nóng tôi pha, vài lát bánh mỳ và vài lát bơ… xong, lại ngồi uống café và nói về việc ra tờ Báo. Ông nói chuyện với tôi rất nhiều về các mối quan hệ (tôi mới sang), tiếng tăm, kinh phí v.v. Nhưng ông không ngăn được tôi vì quyết tâm của tôi!
Bước đầu, khi tôi sang Praha, quá may mắn, tôi được gặp ông ở trụ sở Báo XA XỨ, ông thấy tôi mới sang, hôm đó anh Nguyễn Thịnh, giới thiệu qua về tôi. Ông làm tôi ngạc nhiên vì tôi thấy một ông già nói tiếng Việt hay hơn tiếng Czech. Ông và tôi, bắt tay nhau và trở thành đôi bạn từ khi mới gặp nhau lần đầu ở Tòa soạn Báo XA XỨ.
Tôi được ông rất thương cảm, đã một vài lần ông rủ rê tôi về Việt Nam với ông. Một lần tôi về Việt Nam do công việc, vì vội, tôi không cho ông biết tin, nhưng lần đó tôi lại trên cùng chuyến bay.
Khi về đến sân bay Nội Bài ông thuộc làu mọi ngõ ngách ở sân bay, gọi xe taxi còn hơn cả tôi nữa. Chúng tôi về khách sạn ở lại Hà Nội 1 ngày, sau đó tôi phải về quê. Ông bảo chờ ông cùng đi… nhưng vì năm 2009 tôi đã không còn nhà ở Việt Nam nữa, quê tôi lại không có khách sạn. nếu ông về thì sẽ rất phức tạp vì an ninh lúc bấy giờ…
Ông về Việt Nam 1 tháng, tôi cũng ở lại 1 tháng, vé khứ hồi trùng lặp ngày bay, giờ bay, transit ở Hong Kong, Frankfurt, về Praha, khi lên máy bay, ông xin đổi ghế gần nhau. Và lần thứ hai, thì ông mua vé cho tôi xong, mới nói với tôi. Lần này về Việt Nam tôi đưa ông đi Tuần Châu, Hạ Long rồi về biển Cửa Lò, đi Nam Đàn quê Bác Hồ. Trên đường vào Đà nẵng tôi ghé qua thăm nhà, thăm quê tôi (thợ đang xây dựng nhà cho tôi). Ông cảm động khi thấy tôi xây nhà bên lăng mộ tổ tiên ông bà, cha mẹ, “mày rất có hiếu với tổ tiên, chắc mày sẽ sống thọ hơn tao” ông nói! Hai chúng tôi về và đi ngay, tối ấy vào Đà Nẵng, ngủ lại. Tôi gọi điện cho ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà nẵng, ông mời cơm trưa, gặp nhau nói chuyện, hôm đó ông có cuộc họp quan trọng. Trưa ông mời đi đặc sản quán cá ven sông Hàn, ông mời tôi và ông IVO ở lại một đêm, sáng hôm sau hẹn ăn sáng, café, sau đó CVP đưa cho cặp vé bay Đà Nẵng đi Sài gòn vào sáng ngày hôm sau.
Thời gian tôi và ông IVO sống với nhau không lâu, khi tôi về Việt Nam công tác, bị bệnh tim không sang lại được nữa, nhưng tôi và ông thường xuyên liên lạc với nhau.
Tôi nghe tin ông cũng bị bệnh hiểm nghèo như tôi, rồi ông cũng ra đi về với cát bụi…anh em tôi vĩnh viễn không gặp lại nhau nữa, Ông thọ 81 tuổi. Ông từ trần vào lúc 13g, ngày 02/11/2016, tại nhà tang lễ St Otylie, thành phố Ceske Budejovice quê hương ông. Tôi giã từ ông từ đó…
———————————————————————————————————————————————————————————-
Nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo Nguyễn Trọng Tạo với tôi, thì ít ai biết hết được tình cảm chúng tôi đã giành cho nhau trong suốt thời kỳ chiến tranh phá hoại! Và cho mãi đến khi hai chúng tôi lìa xa nhau. Cú đột quỵ của Tạo ở quê, nghe tin em Huyền báo cho tôi “anh Tạo bị đột quỵ rồi anh Dung ơi! Xe cấp cứu đưa anh đến bệnh viện Diễn Châu rồi”, anh là người đầu tiên em báo tin. Tôi nói để anh ra ngay, nhưng ngay sau đó bệnh viện Diễn Châu đã đưa Tạo đi bệnh viện tỉnh Nghệ An. Sáng hôm sau, tôi mới ra thăm Tạo, nhìn Tạo, tôi không cầm được nước mắt, tôi cúi xuống hôn Tạo!
Một thời gian điều trị ở bệnh viện Đa khoa Nghệ An, sức khỏe Tạo tạm thời hồi phục, rồi chuyển Tạo ra Hà Nội…sau đó với nghị lực của một người “lính nghệ sỹ” Tạo vươn mình đứng dậy được. Rồi Tạo gắng tý sức lực cuối cùng để làm đêm nhạc về những ca khúc, bài hát, phổ nhạc cho bạn bè tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, rồi tiếp đến đêm nhạc trên quê hương Nghệ An…
Hôm ấy, tôi cũng đang ốm, mấy ngày ít ăn, ngủ, hay suy nghĩ miên man về cuộc sống, cuộc đời… nghĩ nhiều về lời dặn dò của Trọng Tạo. Hôm đó ngồi họp tổng kết năm, liên hoan Noel cho anh em phóng viên cả 3 khu vực, ngồi chủ tọa bên nhau, hắn ghé vào tai tôi nói nhỏ, “Dung ơi, chuẩn bị KỶ NIỆM 10 NĂM BÁO TA RỒI, có khi rồi cũng chỉ mình mày gánh vác mọi việc thôi, dạo này tao thấy sức khỏe không tốt lắm, nhưng mà bao nhiêu lần tao có khỏe cũng có giúp được gì cho mày đâu! Tao chỉ đến uống rượu động viên mày thôi. Nhưng lần này, tao dặn mày…” cái gì tao với mày chỉ tao biết mày biết và trời đất biết… sống để bụng chết mang đi thôi nhể (và hình như đó là lời trăng trối cuối cùng của Tạo dành cho tôi). Minh Hải đã chớp được bức ảnh quý giá đó. Ngồi họp với anh em phóng viên trong buổi tổng kết năm, ngồi bên cạnh nhau, thỉnh thoảng đầu gối hắn lại đánh sang tôi một cái, hai thằng nhìn nhau cười, hiểu nhau qua đầu gối như muốn nói điều gì với nhau!”.
Thế rồi, Tạo cũng yếu dần, mỗi lần tôi ra Hà Nội, gọi hỏi thăm, tôi đến. Mỗi lần như thế hắn hay tổ chức mời bạn bè uống rượu mạnh ở nhà. Có lần tôi mua chai rượu Chivát 18 đến, bị hắn mắng. Mày có tiền trong túi không mà mua rượu… để bọn nhà giàu nó mua!
Những ngày cuối cùng của Tạo, nằm ở phòng đặc biệt Bệnh viện Bạch Mai, lúc này tôi cũng không lên thăm Tạo thường xuyên được, vì sức khỏe tôi, con tim luôn dày vò đột xuất. Có lần tôi và P.V Trần Văn Quang đến thăm, Quang ôm anh Tạo mà hai vợ chồng dòng nước mắt rơi, vì Quang thương anh Tạo quá, Quang gửi món quà ít ỏi 500 USD, Quang nói em cũng bận, nghe tin anh qua anh Dung nói, hai anh em đến thăm anh ngay. Quang…không nói được và tôi cũng quay mặt khóc, ngồi 15 phút, tôi bảo Quang về để anh nghỉ!
Nhắc đến chuyện đến Bạch Mai, tôi lại nhớ đến Trần Định, 2 thằng 11giờ đến, Tạo ngủ rồi, Huyền nói để anh ngủ, khi anh tỉnh dậy em nói lại, rồi đi với Ngô Đức Hành đến… rồi đến những ngày cuối cùng nghe tin Tạo đã mất, gia đình đã đưa Tạo về số 5 Lê Thánh Tông, tiễn biệt khi Nhà tang lễ mang áo quan cho Tạo… và tôi lại vĩnh viễn xa người bạn, người đồng đội thân yêu từ đó!
Và năm nay kỷ niệm 15 năm anh em Báo Viet- namEuropa.eu lại vắng anh!
Alo, chào anh Dung, tôi muốn nói chuyện và muốn được gặp anh, – Ok, tôi trả lời đầu dây bên kia. Ông nói tiếp, tôi được anh Lê Đăng Khoa, đại tá ở Bộ công an, giới thiệu về anh, nếu được, anh Khoa sẽ đến đón anh nhé. – OK, tôi nói. 10g 30 anh Khoa sẽ đón anh lên quán nướng Hàn Quốc, gặp nhau ở đó anh nhé!
Tôi đến cùng anh Khoa… trong lúc chờ ông đến và ông đã đến, ông Kết nói, thực ra khi anh Khoa giới thiệu về anh, tôi đã muốn gặp anh xin ý kiến thế nào, về việc tôi muốn xin cho con trai Nguyễn Văn Hoàng đang học Đại học ở Newzealand vào cơ quan Báo chí của anh. Hồ sơ phải làm thế nào, có gì anh hướng dẫn anh Khoa và mong anh giúp cháu, nếu được.
Sau 1 tháng thì Thẻ được gửi về trong dịp Báo VietnamEuropa.eu ra mắt ở Thành phố Đà Nẵng. Cháu Nguyễn Văn Hoàng chưa về nước, Bố Nguyễn Văn Kết vào dự, nhận Thẻ cho cháu. Hôm đó đúng vào ngày ông phải đi sân bay Tân Sơn Nhất đón đoàn Kinh tế sang ký văn kiện hợp tác. Ông dự đến 9 giờ sáng và xin ra sân bay Đà Nẵng để bay. Ông phát biểu mọi người thật cảm động. Ông nói tôi rất muốn ở lại dự đến cuối buổi, nhưng mong TBT và toàn thể quý khách thông cảm, vì tôi phải đi để gặp đối tác… tôi xin đỡ đầu Báo VietnamEuropa.eu về kinh tế, về trụ sở để có nơi cho Báo làm việc. Và tôi xin đăng cai Tổng kết năm nay vào dịp Noel.
Ngày 15/12 năm ấy, trước khi đi Ấn Độ, ông có gọi điện thoại báo cho tôi, đến tối ngày 19/12 tôi về. Mọi việc ở nhà đã có anh Khoa lo tất cả, anh yên tâm nhé. Thế rồi, chuyến đi Ấn Độ mãi mãi ông không trở về. Ngày tổng kết năm, có một phút mặc niệm anh. Mọi người ai cũng ngậm ngùi thương tiếc anh. Buổi liên hoan hôm đó mọi người đều say, say vì anh Nguyễn Văn Kết đã từ biệt anh em đã ra đi mãi mãi. Đêm đó Phan Tiến Dũng, Nguyễn Định, tôi cùng Trọng Tạo trên một chiếc taxi đưa anh Tạo về nhà… Còn ba anh em chúng tôi vào Thanh Hóa viếng anh. Vào đến Tĩnh Gia, Dũng, Định ngủ say, còn tôi uống nhiều nhưng không ngủ được, vì trong balo của tôi có Thẻ Nhà báo Nguyễn Văn Kết và Bộ quần áo P.V chiến trường cơ quan mua để tặng anh trước đó… một mình tôi xuống xe lúc 3g30 phút sáng, vào khách sạn đến 7 giờ tỉnh dậy đi viếng ông… Đến viếng, nhưng lại không được vào vì lúc đó bệnh tim tôi còn nặng, mới lắp 3sten… Ngậm ngùi đứng hỏi chuyện, chia buồn với cháu Nguyễn Văn Thanh để ra về…