
Tôi không muốn điểm danh thêm nữa những điều mà chị đã làm. Bởi chỉ cần nghe chị ngẫu hứng hát ngay câu thơ nào đó bằng một làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh sâu đằm, thì bạn có thể hình dung được rất nhiều về một Nhà thơ, một Nghệ nhân đã sống và sáng tạo hết mình cho cuộc đời.”
Sinh ra ở Thạch Liên, Thạch Hà, Hà Tĩnh, rồi phiêu bạt phương Nam, người con gái sinh ra ở miền đất đầm sâu dân ca ấy vẫn chứa chan nguồn mạch khôn nguôi của quê hương xứ sở. Chị đã năng động tìm cách hội tụ mọi nguồn mạch khác của cuộc đời lớn rộng. Trở về quê, bà con, bạn bè vẫn nhận ra cô bé nhà quê trường huyện ngày nào trong ngỡ ngàng. Cô bé được cha đặt tên khai sinh bằng một từ gốc Pháp: Nguyễn Thị Hồng Vanh. Vành Xi nghĩa là hai mươi. Cha đặt con trong vòng tròn màu hồng con nhé. Tâm hồn chị quả là mãi mãi tuổi hai mươi. Chân tình, nồng hậu, phóng khoáng, trẻ trung. Cùng những sáng tạo tuôn chảy, nồng nàn của người con gái xứ Nghệ mang nghệ danh Nguyễn Hồng Oanh…
Ta như sông xa nguồn đi biển biệt
Theo nhịp đời chảy xiết mãi quê ơi
Mai ta về cùng hát dưới trăng soi…
(Trích ” Tình tự với dòng sông”).
Chị là tác giả của bốn tập thơ, do Nhà xuất bản Văn học xuất bản: Trăng xuân, Sóng hát, Đất ngời, Gió Gọi (Nxb Hội Nhà văn), lễ hội QUAN THÁNH ĐỂ QUÂN phường Bình An quận 2 TPHCM, tuyển thơ ĐƯỜNG VỀ XỨ NGHỆ và rất nhiều bài thơ khác chưa xuất bản. Chị nói với con thiết tha:
Tuổi con vừa mới lớn
Mẹ dạy con lời thơ
Lời thơm hương nắng sớm
Giữa đất trời mộng mơ…
Tuổi con vừa biết khóc
Mẹ dạy lời ăn năn
Tình yêu như sợi tóc
giữ trên đầu trăm năm
Và tự trào: Dẫu thơ ta có muộn màng
Sang sông những chuyến đò ngang giữa đời
Tưởng chừng thưa hạt mưa rơi
Ô hay các cớ chưa vơi nỗi niềm
Trước gương soi dưới bóng đèn
Mới hay mình đã cũ mèm dung nhan
Chân chim về dọc về ngang
Nhưng lòng vẫn bám bậc thang nụ cười…
(Trích: Muộn)
Chị đã lập một kỷ lục mà tôi nghĩ những nhà làm sách kỷ lục ở Việt Nam không thể bỏ qua: một mình ngâm toàn bộ Truyện Kiều và đã hiện thực nó trên nền nhạc bằng 12 CD. Còn ai da diết với Kiều và những tinh hoa văn hóa dân tộc bằng Nghệ nhân Nguyễn Hồng Oanh – Phó Giám đốc Trung tâm phát triển giao lưu văn hóa- khoa học và giáo dục- Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam. Một giọng ngâm chứa chan âm sắc xứ Nghệ, truyền cảm, da diết với tình thơ, tình người. Chị lại vừa lập một kỷ lục nữa: đồng biên soạn và là chủ đầu tư bộ sách tuyển tập thơ Đường về Xứ Nghệ, tuyển thơ Nghệ An và Hà Tình xưa đến nay. Tôi nghĩ rằng, với một vùng đất thơ hàng đầu đất nước là Nghệ Tĩnh thì chị còn tái bản nhiều lần mới đủ đáp ứng nhu cầu của các nhà thơ và người yêu thơ.
Với Câu lạc bộ Nguyễn Du, Nguyễn Hồng Oanh đã tổ chức rất nhiều chương trình ca múa nhạc dân tộc thành công giữa lòng thành phố Hồ Chí Minh, thời kinh tế thị trường và nhạc rock. Tôi không muốn điểm danh thêm nữa những điều mà chị đã làm. Bởi chỉ cần nghe chị ngẫu hứng hát ngay câu thơ nào đó bằng một làn điệu dân ca Nghệ Tĩnh sâu đằm, thì bạn có thể hình dung được rất nhiều về một nhà thơ, một nghệ sĩ đã sống và sáng tạo hết mình cho cuộc đời.
Năm 2012, chị được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam tặng BẰNG CÔNG NHẬN NGHỆ NHÂN DÂN GIAN. Năm 2015 chị vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng NGHỆ NHÂN ƯU TÚ. Nhiều bài báo đã viết về chị, người đi tìm đất sống cho văn hóa di sản…
Năm 2016, chị đã cùng Hội Doanh nghiệp Nghệ Tĩnh tại TPHCM và Hội đồng hương Nghệ An, Hội đồng hương Hà Tĩnh tại TPHCM thành lập “Câu lạc bộ Ví Dặm Nghệ Tĩnh phía Nam” nhằm mục đích quảng bá dân ca Ví Dặm Nghệ Tình ra cả nước và bạn bè quốc tế. Chị chia sẻ: Vùng đất, văn hóa và tiếng nói Nghệ Tĩnh; Tình làng nghĩa xóm, tình yêu đôi lứa như bao đời nay đã nuôi dưỡng và cất lên câu ca, điệu ví Dặm quê nhà tuy mộc mạc nhưng sao mà sâu lắng, da diết đến nao lòng. Những câu ca, làn điệu ấy giúp con người sống yêu thương hơn, cày sâu cuốc bẫm hơn trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Người xứ Nghệ đã vịn vào câu ca điệu ví mà đứng dậy trong cuộc sống, quên hết vất vả, mệt mỏi. “Lời ca tiếng hát cha ông – Vàng mười bạc bảy cũng không sánh bằng…”.
Năm 2022, Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân cho Nghệ nhân Nguyễn Hồng Oanh. Hành trình của Nữ Nghệ nhân nhân dân này dường như chỉ để thực hành một câu Kiều – “ Trăm năm để một tấm lòng…. Rứa thôi….
Nhạc sĩ ĐỖ NGỌC QUANG