Những năm tháng tôi sinh sống và làm việc trên đất nước Cộng hòa Séc, kẹo Cuđơ gia truyền hàng hơn nửa thế kỷ, nay đã xuất hiện tại chợ SaPa và rất nhiều chợ của người Việt trên đất nước Cộng hòa Séc. Tôi làm Báo nên phải đi nhiều, mà lại phải đi đến các chợ người Việt nắm bắt thị trường, yêu cầu của đọc giả để phát hành Báo. Sau mỗi tuần hoàn thành, xuất bản xong một số báo tôi lại đi đến các chợ tìm hiểu thêm thị trường để phát hành báo chí ở các chợ trên đất nước bạn.
Từ Praha, tôi lên tận chợ Brno, giáp biên giới Áo. Một vài ngày ở lại tìm hiểu, lấy tin viết bài, tối sang chợ Olomouc, quay về Praha, rồi lại đi đến các chợ ở các tỉnh xa xôi như Chumotov, các chợ ở Zlin, Liberec quay về chợ Plézn, Krlovary… bà con nghe tiếng nói của tôi ở miền Trung ai cũng hỏi nhà báo ở Việt Nam mới sang à? Khỏe không? có mang kẹo Cuđơ Hà Tĩnh sang làm quả không? Nói về kẹo Cuđơ, tôi đã có ấn tượng khi còn nhỏ, nhưng nay sang nước bạn, đến đâu đều được mọi người nhắc đến Cuđơ Thư Viện, đặc sản Hà Tĩnh quê tôi. Tôi muốn kể câu chuyện ngày đầu về Cuđơ Thư Viện, đặc sản nổi tiếng trên quê hương tôi. Chuyện là thế này, nhà tôi cách trường tôi học hơn 40 cây số, ra học ở xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên. Năm đó tôi mới mười bốn tuổi, người mảnh khảnh, yếu nhất nhà, đi học xa, bố mẹ tôi tuy nghèo, nhưng lại không muốn cho đi về vì đường sá xa xôi quá. Các anh, chị tôi, góp gạo, mắm muối, mỗi người một ít để nuôi tôi ăn học, tôi đi học ngày ấy quá khổ, mà chắc thời đó ai cũng vậy, chẳng riêng gì tôi. Tôi ở trọ chung nhà với Tiến, Tiến học 8C. Tôi lớp 8A. Một hôm thứ 7, Tiến về Cẩm Vịnh, tôi về Kỳ Anh. Hắn nói, mi về biện nhớ kiếm ít cá khô, tép khô ra ta ăn, tau về mua kẹo Cuđơ Ông bà Thư Viện vô cho mi nhé. Tôi mừng lắm. Chiều chủ nhật, tôi ra trường, có cá trích khô, có tép moi quê tôi mang ra, đinh ninh hôm nay thế nào cũng ăn được kẹo Cudơ của ông bà Thư Viện. 5 giờ chiều tối đã ra đến thị trấn Cẩm Xuyên, chưa thấy Tiến vào, cũng không biết sao, buồn không nấu cơm tối, tôi đi bộ sang cửa hàng giải khát Cẩm Xuyên. Tôi về đến nhà trọ một lúc, thì Tiến cũng về. Tau nghe mùi cá hay ruốc khô. Mi nấu ăn chưa? Hân hỏi. Tao sợ mi chưa vô nên chưa nấu, thôi đừng nấu nữa, mẹ tao nấu khoai khô, dầm nếp với lạc, ngon lắm. Ăn khoai khô mà thỉ thoảng gặm thêm tý kẹo Cuđơ nữa thì thôi rồi. Có thể nói đó là món chủ đạo của 2 thằng học trò nghèo ở trọ với nhau.
… Năm 2023, tôi xuất bản số báo in XUÂN QUÊ HƯƠNG, có dịp tôi cùng Huy Toàn, ghé thăm cơ sở sản xuất kẹo Cuđơ Hà Tĩnh. Cơ sở sản xuất và chế biến kẹo Cuđơ ngay gần cầu Phủ, trên đường 1A vào thành phố Hà Tĩnh, chị Đặng Thị Hà chủ cơ sở đón tiếp 2 nhà báo với ấm nước chè xanh mới om, và một đĩa kẹo Cuđơ vừa ra lò, rờ tay vào còn nóng. Chị Hà mời anh em chúng tôi ăn kẹo, uống nước chè om, thưởng thức rồi ta làm việc, chị nói: “các chủ hỏi chỉ, tui nói nấy, có răng tui nói rửa, xong việc khi mô nghỉ khi nở, trưa ni mới 2 chủ ăn cơm với gia đình” chị Hà nói. Tôi từ chối, vì công việc còn phải tranh thủ đi nhiều nơi nữa, chị thông cảm.
Tôi tự giới thiệu với chị Hà, tôi là Lê Ngọc Dung, Tổng Biên tập Báo VietnamEuropa từ Cộng Hòa Sec, lâu nay tôi muốn viết bài, quảng bá thương hiệu kẹo Cuđơ Thư Viện (Hà Tĩnh), nhưng không có điều kiện gặp chủ nhân của cơ sở sản xuất kẹo Cuđơ nổi tiếng, đặc sản quê hương, nay tôi muốn làm việc với chị xin viết về cơ sở sản xuất của chị để giới thiệu với bạn bè quốc tế, đặc biệt ở Cộng hòa Séc. Chị cho biết một số thông tin về công nhân trực tiếp sản xuất, thiết bị máy móc nấu ra thành phẩm, sản lượng sản xuất một mẻ số lượng được bao nhiêu, nếu đóng một container khoảng 400pit hết bao nhiêu thời gian để xuất khẩu? chất lượng sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn ISO? Và sau đó đi tham quan cơ sở sản xuất, chế biến, chị Hà thấy thế nào? Để tôi viết bài, chụp ảnh, quảng bá thương hiệu đặc sản kẹo Cuđơ Thư Viện của chị lên Báo VietnamEuropa.eu số tết này. Và sau đó tôi sẽ đặt vấn đề này với ông chủ xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất chợ Sapa để đưa sản phẩm đặc sản kẹo Cuđơ Thư Viện sang châu Âu. Sau lần làm việc, qua tìm hiểu kẹo Cuđơ người buôn bán, tiêu dùng ở các chợ bên đó, đặc sản của quê tôi khi xuất khẩu sang đến châu Âu, đã cứng đơ (do thời tiết), về kỹ thuật, bảo quản cơ sở của mình chưa xử lý được. Nước bạn rất ít tiêu thụ (họ rất thích nhưng vì kẹo cứng) nên chủ yếu là người Việt Nam bên các nước châu Âu tiêu dùng, mặt nữa các nước châu Âu nhập khẩu về thực phẩm rất khắt khe nhất là “vệ sinh thực phẩm, hai bên phải cử các chuyên gia đi lại kiểm tra năm lần bảy lượt, khi đó bạn mới đồng ý cho nhập hay không. Rất nhiều người, nhiều vùng quê khác nhau trên cả nước đã từng ăn kẹo Cuđơ, nhưng mấy ai biết được khi nấu ra thành phẩm một cái bánh Cuđơ thế nào, những chất liệu gì và bí quyết để nấu kẹo Cuđơ ngon và trở thành đặc sản quê hương Hà Tĩnh là cả một câu chuyện dài. Nhưng ngắn gọn lại là thế này. Ai cũng nghĩ rằng mình cũng nấu được kẹo Cuđơ ngon như thế, chỉ có bánh đa, lạc, mật mía, gừng, tất cả đều được bày ra bàn, cầm miếng kẹo ai cũng biết vật liệu để làm ra cái kẹo Cuđơ chỉ có là như thế. Nhưng lại không phải dễ dàng như mình nghĩ. Bánh làm đế cho kẹo phải sản xuất thế nào, chọn loại gạo gì, chất lượng thế nào, khi xay ra thành bột để tráng bánh, phải làm theo quy trình, quy chuẩn, bánh phải đúng theo khuôn, bộ phận sản xuất bánh chỉ có làm bánh để kẹo, khi bánh còn sống tráng ra phơi thế nào để đảm bảo vệ sinh để khi nướng bánh chín lên phải đều trăm cái như một. Hạt lạc cũng có bộ phận chuyên tuyển dụng riêng, cất giữ và rang nấu riêng theo kỹ thuật. Mật mía, chọn để lấy mật mía vùng nào, chất lượng mật mía đảm bảo độ quánh sánh, độ ngọt… Trong lò nấu sản xuất ra sản phẩm là giai đoạn cuối cùng do hai chị em Thanh và Hương (con gái của ông bà Thư Viện) là kỷ thuật nấu giỏi nhất, và đó cũng là 2 chị em có tay nghề cao nhất từ khi còn nhỏ, nay hai chị cũng đã ngót ngét ngoài tuổi năm mươi. Chị Hà nói, muốn cho ra lò một mẻ kẹo, thời gian nấu, độ nóng của lò luôn luôn theo dõi, chỉ cần sơ suất 1 tý là hỏng cả một mẻ kẹo hàng trăm chiếc (có thể bị khét do quá lửa, có thể không đông lại được khi thời gian và độ nóng trong lò không đảm bảo… Kể ra có vẻ như đơn giản vậy, nhưng khi xây dựng nên thương hiệu Cuđơ Thư Viện ở Hà Tĩnh, là cả một quá trình học hỏi tích lũy xây dựng để có tiếng tăm như ngày hôm nay. Khách du lịch trong và ngoài nước, đi qua Hà Tĩnh cũng đều phải dừng xe lại để mua 5-7 hộp Cuđơ Hà Tĩnh về làm quà. Cuđơ Hà Tĩnh đã được khách hàng trong và ngoài nước biết đến và ưa chuộng./.
Hồng Vân