Ăn nhiều hải sản, tăng nguy cơ phơi nhiễm hóa chất vĩnh cửu?

Một nghiên cứu mới của Mỹ phát hiện lượng hóa chất vĩnh cửu PFAS trong nhiều loại hải sản ở mức đáng lo ngại.

Cá hồi và các loại hải sản khác có nhiều lợi ích, nhưng có thể làm tăng nguy cơ tiếp xúc với hóa chất PFAS cho mọi người nếu ăn quá nhiều - Ảnh: Simply Recipes/Ciara Kehoe

Cá hồi và các loại hải sản khác có nhiều lợi ích, nhưng có thể làm tăng nguy cơ tiếp xúc với hóa chất PFAS cho mọi người nếu ăn quá nhiều – Ảnh: Simply Recipes/Ciara Kehoe

Nghiên cứu do Viện Dartmouth, bang New Hampshire, Mỹ, dẫn đầu cho thấy những người thường xuyên ăn hải sản có thể đối mặt với nguy cơ gia tăng phơi nhiễm hóa chất vĩnh cửu – PFAS.

PFAS (các chất perfluoroalkyl và polyfluoroalkyl) là một họ chất độc do con người tạo ra, thường có trong các sản phẩm tiêu dùng như nhựa và lớp phủ chống dính.

Tính ổn định phân tử khiến PFAS gần như không thể phá hủy, dẫn đến việc chúng được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”.

PFAS có liên quan đến ung thư, dị tật bẩm sinh, cholesterol cao, rối loạn tuyến giáp, gan và sinh sản.

Ở người, PFAS được cho là liên quan đến ung thư, dị tật bẩm sinh, cholesterol cao, rối loạn tuyến giáp, gan và sinh sản.

  • Nhật Bản giới hạn ‘hóa chất vĩnh cửu’ PFAS trong thực phẩm

  • Phát hiện sốc về ‘hóa chất vĩnh cửu’ PFAS, con người làm gì?

  • Mỹ hạn chế nồng độ “hóa chất vĩnh cửu” trong nước uống

Các hóa chất này tích tụ trong đất, nước và động vật hoang dã, và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gần như tất cả người Mỹ đều có lượng PFAS đo được trong máu.

Dữ liệu quốc gia chỉ ra rằng New Hampshire – cùng với vùng New England – là một trong những nơi tiêu thụ hải sản hàng đầu của đất nước, do đó các nhà nghiên cứu đã chọn nơi đây để tìm hiểu mức độ phơi nhiễm của người dân với PFAS thông qua cá và động vật có vỏ.

Các nhà nghiên cứu đã đo nồng độ 26 loại PFAS khác nhau trong các mẫu đồ biển được tiêu thụ nhiều nhất: cá tuyết, cá haddock, tôm hùm, cá hồi, sò điệp, tôm và cá ngừ.

Họ phát hiện tôm và tôm hùm có nồng độ PFAS cao nhất, trung bình từ 1,74 – 3,30 nanogram trên mỗi gam thịt. Ở các loài cá và hải sản khác, con số này dưới 1 nanogram.

Nhóm nghiên cứu cũng tiến hành một cuộc khảo sát trên 1.829 cư dân New Hampshire để đánh giá mức độ tiêu thụ hải sản của người dân nơi đây. Kết quả ghi nhận nam giới ở New Hampshire ăn trung bình hơn 1 ounce (28,3 gram) hải sản mỗi ngày và phụ nữ ăn gần 1 ounce. Con số này cao gấp 1,5 lần mức trung bình quốc gia.

Trong khi đó trẻ em New Hampshire nhóm tuổi 2 – 11 tuổi ăn khoảng 0,2 ounce (5,7 gram) hải sản một ngày, mức cao nhất so với trẻ em toàn quốc.

Trên tạp chí Exposure and Health, các nhà nghiên cứu nói những phát hiện này nhấn mạnh sự cần thiết phải có các hướng dẫn y tế công cộng nghiêm ngặt hơn, thiết lập lượng hải sản mà mọi người có thể ăn một cách an toàn để hạn chế tiếp xúc với PFAS.

“Nghiên cứu của chúng tôi không khuyến nghị mọi người ngừng ăn hải sản, vì đây là nguồn protein nạc và axit béo omega tuyệt vời. Nhưng nó cũng có khả năng là nguồn phơi nhiễm PFAS ở người mà chúng ta đang đánh giá thấp, đặc biệt là đối với các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ mang thai và trẻ em”, tiến sĩ Megan Romano, phó giáo sư dịch tễ học tại Trường Y Geisel của Dartmouth College, cho biết.

Kathryn Crawford, trợ lý giáo sư về nghiên cứu môi trường tại Đại học Middlebury và là tác giả chính của nghiên cứu, nói thêm: “Những người ăn uống cân bằng với lượng hải sản vừa phải, điển hình sẽ có thể tận hưởng những lợi ích về sức khỏe của hải sản mà không có nguy cơ phơi nhiễm PFAS quá mức”.

Các nhà khoa học Mỹ, Trung Quốc tìm ra cách phá hủyCác nhà khoa học Mỹ, Trung Quốc tìm ra cách phá hủy ‘hóa chất vĩnh cửu’

TTO – ‘Hóa chất vĩnh cửu’ có thể tồn tại vĩnh viễn trong không khí, nước và đất. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp đột phá để phá hủy chúng.

Theo Tuổi trẻ

Trả lời